Màn hình IPS là gì? Những lầm tưởng về màn hình IPS

Màn hình IPS là gì? Những lầm tưởng về màn hình IPS 1

Chất lượng màu sắc, hình ảnh trên mỗi thiết bị điện tử sẽ quyết định rất lớn đến việc khách hàng có sử dụng sản phẩm hay không? Trong đó, tấm nền IPS lại là yếu tố chủ lực tạo nên hình ảnh sống động mượt mà, chân thực, hay một thiết bị điện tử với góc nhìn đa chiều, thoáng và rộng hơn. Giá tiền khác nhau sẽ cho bạn trải nghiệm công nghệ tấm nền khác nhau.

Thế nhưng màn hình IPS là gì? Hãy cùng LEDMofan khám phá thêm nhiều tính năng ưu việt về màn hình IPS này nhé.

IPS là gì?

IPS là cách viết tắt của cụm từ In-plane Switching, nó là công nghệ hình ảnh được sử dụng trên các màn hình LCD và được xem là chủ đạo trong hầu hết các dạng màn hình trên thị trường hiện nay.

Hơn nữa, IPS được tạo ra bởi hãng Hitachi từ năm 1996 để khắc phục những điểm yếu kém trong công nghệ TN đang được sử dụng trong nhiều năm về trước, giúp khách hàng có những trải nghiệm mới mẻ hơn, bắt mắt hơn.

Màn hình IPS là gì?

Màn hình IPS là một công nghệ tấm nền tinh thể lỏng được phát triển thay thế cho những công nghệ đời đầu mà chưa đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng.

Những tinh thể lỏng của tấm màn IPS này được sắp xếp theo một cấu trúc nhất định giúp tối ưu lượng ánh sáng đi qua, tăng độ sáng, khả năng tái tạo màu sắc tốt hơn, và tán xạ góc rộng mà không bị suy giảm độ tương phản so với những công nghệ đời đầu từ TN.

Tìm hiểu thêm: Tấm nền TN và IPS nên dùng loại nào?

Về cơ bản, phương pháp này liên quan đến việc sắp xếp và chuyển đổi các các phân tử tinh thể lỏng theo chiều ngang, giữa những lớp kính nền, làm giảm lượng ánh sáng tán xạ ra, cung cấp một góc nhìn rộng hơn và cho màu sắc hiển thị sắc nét hơn.

Ưu và nhược điểm của màn hình IPS

Ưu và nhược điểm của màn hình IPS so với công nghệ TN đời đầu
Ưu và nhược điểm của màn hình IPS so với công nghệ TN đời đầu

Ưu điểm

1/ Độ sáng, độ tương phản chuẩn nhất

Đây hẳn là yếu tố mà công nghệ tinh thể lỏng IPS nên tự hào và nó cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo mà ông trùm “táo khuyết” đã và đang dành cho những dòng sản phẩm cao cấp có giá trị cao của mình như iphone 6, 6 plus hay iPad Air 2.

2/ Các tinh thể lỏng sắp xếp tối ưu

Với cấu trúc sắp xếp các tinh thể lỏng theo chiều ngang để làm giảm lượng ánh sáng tán xạ ra, nên quá trình tái tạo màu sắc càng trở nên chính xác và trung thực hơn bao giờ hết so với loại màn hình cũ.

3/ Cho góc nhìn sâu và rộng

Khi nhìn sản phẩm ở góc hẹp, thì các chi tiết trên màn hình IPS vẫn được hiển thị đầy đủ và không bị biến đổi màu sắc quá nhiều. Mọi thưs vẫn rất sắc nét và rõ ràng.

Nhược điểm

Nếu so với một số đối thủ đàn anh đàn chị khác như công nghệ màn hình OLED mà thương hiệu Samsung gọi đó là AMOLED thì IPS vẫn còn thua kém về một số đặc tính như:

  1. Dày hơn: Cấu tạo tinh thể lỏng của IPS sắp xếp phức tạp, nó là sự đan xen nhiều tinh thể theo chiều ngang, so với sự đơn giản mà màn hình AMOLED sở hữu thì IPS rắc rối  hơn một chút.
  2. Khi sở hữu màn hình AMOLED, người dùng dễ dàng cảm nhận thấy rằng nó có thể chịu được một lực cơ học tác động mạnh hơn so với IPS.
  3. Tấm nền màn hình AMOLED có khả năng tiết kiệm năng lượng tiêu thụ nhiều hơn so với IPS.

Những lầm tưởng khi nói về màn hình IPS

Màn hình IPS cho chất lượng hình ảnh trung thực sắc nét

Điều này chưa hoàn toàn đúng, bởi vì ngoài tính năng cho phép người dùng quan sát hình ảnh ở góc rộng thì việc sự vật, màu sắc trở nên trung thực sắc nét, tấm nền TN cũng đảm bảo được điều này.

Thậm chí, trong một số thiết bị chơi game vẫn được sử dụng tấm màn TN bởi tốc độ hiển thị ảnh động của nó là 1ms, nhưng chi phí lại rất cao, và IPS thì rẻ hơn nhiều.

Cơ chế sắp xếp tinh thể lỏng trên màn hình IPS
Cơ chế sắp xếp tinh thể lỏng trên màn hình IPS

Chỉ đơn giản là trong thời buổi hiện tại, khi tấm nền IPS dần được thay thế thì nhà sản xuất muốn hướng khách hàng tin vào lời quảng cáo đấy, tin vào sự chân thật rõ ràng mà IPS mang lại. Nhưng thực chất, IPS chỉ mang lại một góc nhìn đa chiều, sâu hơn và rộng hơn,mà ở đó hình ảnh không bị biến đổi nhiều về màu sắc hiển thị.

Các loại màn hình IPS trên các thiết bị đều như nhau

Đây là một sự thật mà người dùng cần phải biết. IPS thực chất là cách sắp xếp các tinh thể lỏng, để tối ưu lượng ánh sáng đi qua và tán xạ nó ra bên ngoài theo những góc rộng.

Thế nhưng, khả năng hiển thị màu sắc tốt hay không lại phụ thuộc vào hai yếu tố là đèn nền và bộ điều khiển tấm nền LCD quyết định cường độ ánh sáng đi qua để phối màu. Những dòng sản phẩm rẻ tiền hơn dù vẫn được dùng công nghệ tinh thể lỏng IPS nhưng hai yếu tố này lại không được tận dụng nhiều.

Đây chính là lý do tạo nên sự khác biệt về khả năng hiển thị màu sắc trên các thiết bị cao cấp đắt tiền hơn.

Sau bài viết này, có lẽ bạn đọc đã hiểu rất rõ màn IPS là gì. Hãy tham khảo thêm nhiều bài viết dưới đây của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *