Màn hình Plasma tại sao lại ít được ưa chuộng?

anh man hinh plasma

Màn hình Plasma là một trong những dòng màn hình hiển thị được đánh giá rất cao về khả năng hiển thị màu sắc và hình ảnh với mức độ chân thực cao. Tuy nhiên, đây là là dòng màn hình ít hoặc gần như là không được ưa chuộng sử dụng. Cùng LEDMofan tìm hiểu về màn hình Plasma và những lý do khiến chúng không được ưa chuộng qua bài viết sau.

man hinh plasma
Màn hình Plasma

Màn hình Plasma là gì?

Màn hình Plasma là dòng màn hình hiển thị hoạt động bằng việc cho các dòng điện chạy qua những ô Plasma chứa một hỗn hợp khí trơ – Thường là hỗn hợp khí Neon và Xeon. Dòng điện khi đi qua sẽ kích thích các hỗn hợp khí này phát sáng, ánh sáng phát ra là tia cực tím và không thể thấy được bằng mắt nước.

 

Các tia cực tím này sẽ đi qua một lớp phủ phốt pho và khiến lớp phốt pho phát sáng theo các cụm màu Đỏ – Xanh Lá hoặc Xanh Dương để tạo thành các điểm ảnh trên màn hình. Mỗi điểm ảnh sẽ bao gồm các màu cơ bản Đỏ – Lục – Lam, kết hợp và tạo thành các dạng màu sắc phong phú giúp hình ảnh hiển thị trên màn hình Plasma chân thực hơn các dòng TV thông thường.

Nguyên lý hoạt động của màn hình Plasma

Tấm nền của màn hình Plasma được tạo thành từ hàng triệu ô nhỏ, mỗi ô sẽ tương đương một điểm ảnh và được kẹp giữa hai lớp kính. Như đã nói ở trên, bên trong các tấm kính này là hỗn hợp các khí hiếm và một lớp phốt pho. Khi dòng điện đi qua, các khí hiếm sẽ bị Ion hóaphát ra tia cực tím hay còn được gọi là tia UV. Các tia UV này kích thích lớp phốt pho phát sáng và tạo ra các điểm ảnh với 03 màu RGB cơ bản, tương tự như các dòng màn hình TV LED, màn hình LED hay màn hình LCD.

cau tao cua man hinh plasma
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của màn hình Plasma

Màn hình Plasma sử dụng chung loại phốt pho giống như màn hình CRT, chính vì thế, khả năng tái tạo màu sắc của TV Plasma rất chuẩn và không phải chỉnh. Còn với các dòng màn hình như màn hình LCD, màu sắc hiển thị sẽ không chuẩn trong suốt vòng đời của mình. Tình trạng này mới chỉ được khắc phục những năm gần đây.

Một điểm cần chú ý là độ sáng màn hình của các điểm ảnh Plasma là cố định, các dòng màn hình khác thì có thể thay đổi dễ dàng như:

  • Màn hình LCD thay đổi bằng đèn nền
  • Màn hình CRT thay đổi bằng tốc độ của Electron
  • Màn hình OLED thay đổi bằng Diode

Chính vì thế, để tạo ra màu sắc trên màn hình plasma, nó cần được tích hợp phương pháp PWM – điều chỉnh cường độ màu sắc bằng cách nhấp nháy hàng ngàn lần mỗi giây.

Ưu nhược điểm của màn hình Plasma

Một số ưu điểm của màn hình Plasma:

Ưu điểm

Mô tả

Màu sắc rực rỡ, chân thực

Ưu điểm nổi bật nhất của màn hình Plasma chính là khả năng tạo độ tương phản, làm nổi bật các vùng tối trên màn hình. Từ đó tạo chiều sâu cho hình ảnh, giúp hình ảnh rõ nét, chân thực hơn.

Chất lượng hình ảnh cao

Hình ảnh của TV Plasma được tạo ra nhờ các hợp chất cho phép khả năng hiển thị được hình ảnh trên màn hình với chất lượng cao, độ sống động và chuyển động chân thực, không xuất hiện tình trạng vệt bóng như các dòng màn hình khác.

Góc nhìn rộng

Các dòng màn hình Plasma cho góc nhìn rất rộng và được đánh giá cao. Đều đạt mức 180 độ. Tối thiểu là 90 độ nếu tính từ trục dọc giữa của màn hình.

Người xem hoàn toàn có thể trải nghiệm hình ảnh chân thực từ nhiều góc của màn hình.

Độ bền cao

Độ bền của màn hình plasma cũng được đánh giá rất cao khi có khả năng chịu đựng tốt các tác động của thời gian. Tuổi thọ hoạt động cũng có phần nhỉnh hơn khi cho hình ảnh luôn ở mức ổn định trong suốt tuổi đời của mình.

Nhược điểm của màn hình Plasma

Một số nhược điểm của màn hình Plasma khiến chúng dù có lợi thế cao hơn về khả năng hoạt động nhưng vẫn trở nên lép vế trước nhu cầu của người tiêu dùng so với các dòng màn hình hiển thị khác.

nhuoc diem cua man hinh plasma
Nhược điểm của màn hình Plasma
  • Tiêu tốn điện năng: Màn hình Plasma có khả năng tự phát sáng nhờ dòng điện và các hợp chất hiếm tương tác với phốt pho nên có độ tương phản, độ sáng cao và góc nhìn rộng. Tuy nhiên, chính điều này cũng khiến chúng tiêu tốn lượng điện năng lớn hơn. Khả năng tản nhiệt của màn hình cũng rất thấp, dễ nóng và gây khá nhiều bất tiện khi sử dụng.
  • Hiện tượng Burn – In: Hiện tượng này xuất hiện khi màn hình hiển thị một hình ảnh tĩnh trong một khoảng thời gian đủ để khiến hình ảnh này bị lưu thành vệt mờ trên màn hình. Nó chỉ mất đi sau vài ngày hoặc đôi khi là cả tháng.
  • Nếu sử dụng TV Plasma trong môi trường ánh sáng đầy đủ thì khả năng hoạt động của dòng màn hình này sẽ rất thấp
  • Thiết kế tệ – Các dòng TV Plasma có thiết kế khá dày và cồng kềnh, tốn diện tích. Bên cạnh đó là sự kém đa dạng về mẫu mã, khiến các dòng màn hình đời sau trông không khác gì đời trước, gần như là lạc hậu so với thiết kế của các dòng màn hình khác.
  • Mức giá và chất lượng – Màn hình Plasma sử dụng hiệu quả nhất ở kích thước từ 42 inch trở lên, và nếu bạn sử dụng các dòng màn hình với kích thước nhỏ hơn thì có thể sẽ phải thất vọng vì chất lượng quá chênh lệch so với giá tiền.

Một điểm thú vị đó là các dòng màn hình hiển thị khác phải cần rất nhiều thời gian mới có thể sở hữu được chiều sâu về hình ảnh như màn hình Plasma. Vừa rồi là một số thông tin cơ bản về dòng màn hình Plasma – Dòng TV với chất lượng hiển thị siêu tốt nhưng lại có quá nhiều điểm trừ trong việc đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của người xem.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HOTLINE