Các thủ tục đám cưới là vô cùng quan trọng bởi người Việt Nam ta rất coi trọng lễ nghi. Đặc biệt là người miền Bắc lại càng đặt nặng vấn đề này. Thế nên, để các đôi uyên ương đến với nhau được suôn sẻ thì việc tìm hiểu các thủ tục đám cưới là hết sức quan trọng. Hiện nay, việc tổ chức đám cưới cũng được rút gọn, hạn chế những phong tục, tục lệ rườm rà. Nhưng cơ bản, thủ tục đám cưới vẫn phải có các trình tự ba lễ sau: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới.
I. Lễ dạm ngõ
Đối với phong tục cưới hỏi miền Bắc, lễ dạm ngõ là nghi lễ đầu tiên trước khi tiến hành lễ cưới. Đây là nghi lễ quan trọng không thể bỏ qua trong các đám cưới truyền thống của người miền Bắc. Vì vậy, trước khi làm lễ dạm ngõ, nhà trai cần chọn ngày đẹp để đến gặp gia đình nhà gái để mọi việc được suôn sẻ, trọn vẹn.
Đám dạm ngõ là lễ mà hai bên gia đình gặp mặt nhau để giao lưu và cho phép hai đôi uyên ương này tìm hiểu nhau. Lễ vật trong ngày dạm ngõ đơn giản chỉ gồm trầu cau, rượu thuốc, chè, bánh kẹo. Số lượng người của nhà trai bưng sính lễ cho nhà gái không quá đông, thông thường 04 – 06 người là đủ. Nhà gái chuẩn bị sẵn trà nước, bánh kẹo, thuốc lá để mời khách.
Sau khi nhà trai trao sính lễ, nhà gái nhận và đặt lên bàn thờ gia tiên để thắp hương. Cả hai gia đình cùng ngồi xuống và chọn ngày cũng như các thủ tục khác cho lễ ăn hỏi và lễ cưới.
1. Lễ dạm ngõ nhà trai cần chuẩn bị gì?
Cơ bản lễ dạm ngõ không cần thiết quá cầu kỳ nhưng cần sự ấm cúng và thân thiết của gia đình hai bên. Lễ dạm ngõ có thể nói là bước đầu tiên để cô dâu chính thức có được bến đỗ của đời mình và tiến tới hôn nhân đại sự.
Về bản chất, lễ dạm ngõ chỉ là một ứng xử văn hóa, thông qua đó hai gia đình biết cụ thể về nhau hơn (về gia cảnh, gia phong, vị trí địa điểm….), từ đó dẫn tới quyết định tiếp tục hay không quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Lễ vật của lễ chạm ngõ theo truyền thống rất đơn giản thường chỉ có trầu cau.
Xét về mặt chức năng nếu bỏ qua lễ này mà đi thẳng vào lễ ăn hỏi thì mọi việc sẽ bị cảm thấy đường đột, ngang tắt, không có khởi đầu. Vì thế, tuy không phải là một lễ trọng nhưng lễ dạm ngõ miền Bắc lại là một lễ không thể thiếu trong tiến trình hôn lễ. Hơn nữa, lễ này không tốn kém (lễ vật chỉ có trầu cau) mà lại biểu thị được bản sắc văn hóa dân tộc (văn hoá trầu cau) thì việc bỏ qua lễ này là điều không hợp lý. Đối với lễ này, thường người Việt Nam vẫn tiến hành theo khuôn mẫu cổ truyền.
2. Lễ dạm ngõ nên mặc gì?
Mọi người mặc trang phục lịch sự ăn nói nhẹ nhàng có văn hoá. Không nhất thiết mặc comple và áo dài (vì còn phụ thuộc vào thời tiết nắng mưa và địa hình, khoảng cách di chuyển tới nhà gái…)
II. Lễ Ăn hỏi
Sau lễ dạm ngõ chính là lễ ăn hỏi. Vậy lễ ăn hỏi là gì?
1. Lễ ăn hỏi là gì?
Lễ ăn hỏi là sự thông báo chính thức về việc hứa gả con cái giữa họ hàng hai bên. Với lễ ăn hỏi, các nghi thức và thủ tục có phần nhiều hơn và long trọng hơn. Các thủ tục chính thức trong lễ ăn hỏi theo đó bao gồm ăn hỏi, xin cưới và nạp tài sẽ được gộp luôn trong ngày này. Cô gái trở thành “vợ sắp cưới” của chàng trai, và chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gái là đã chính thức xin được nhận làm rể của nhà gái và tập gọi bố mẹ xưng con.
Trong lễ ăn hỏi, nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính danh công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ.
2. Lễ ăn hỏi gồm những gì?
2.1. Tráp ăn hỏi
Tráp ăn hỏi sẽ là 5, 7, 9 hoặc 11 tráp tùy thuộc vào mỗi gia đình nhưng phải là số lẻ. Bên nhà trai sẽ có số lượng người nam bê tráp tương ứng với số tráp. Số lượng nhà gái cũng tương ứng với các cô gái nhận tráp. Những người bê tráp phải là những người chưa kết hôn. Đồng thời khi cùng nhau trao tráp thì các cặp nam nữ cũng trao nhau những bao lì xì màu đỏ đã được nhét sẵn tiền.
2.2. Đồ lễ
Đồ lễ ăn hỏi có rất nhiều các lễ vật nhưng không được thiếu các vật phẩm bắt buộc trong lễ ăn hỏi như:
- Trầu
- Cau
- Chè
- Rượu
- Thuốc lá
- Bánh cốm
- Bánh dẻo
- Bánh nướng
- Bánh xu xê
- Gia đình nào có điều kiện có thêm lợn quay, gạo,…
Những gia đình xưa thường dùng bánh cặp nghĩa là gồm hai thứ bánh tượng trưng cho âm dương. Những cặp bánh thường dùng trong lễ ăn hỏi là bánh phu thê và bánh cốm.
- Bánh phu thê tượng trưng cho Dương
- Bánh cốm tượng trưng cho Âm
Hoặc bánh chưng và bánh dày: bánh chưng vuông là Âm, bánh dày tròn là Dương.
Lễ vật của nhà trai sẽ phải có thêm phong bì tiền (hay còn gọi là lễ đen, lễ nạp tài) để như cảm ơn công nuôi dưỡng sinh thành cô dâu của phía bên nhà chú rể đối với nhà gái.
3. Qui trình nhận lễ ăn hỏi
- Nhà gái nhận lễ rồi đặt một phần lên bàn thờ gia tiên.
- Khi lễ ăn hỏi xong mỗi thứ trong tráp được nhà gái “lại quả” (chuyển lại) cho nhà trai một ít. Phần còn lại, nhà gái dùng để chia ra đĩa mời tất cả mọi người đến dự.
- Cô dâu và chú rể sẽ ra mắt họ hàng hai bên và sau đó đi rót nước, mời thuốc, mời trầu các vị quan khách.
4. Trang phục trong lễ ăn hỏi của cô dâu và chú rể như nào?
Trang phục cho cô Dâu: Một bộ áo dài, vừa có thể mặc trong lễ cưới vừa có thể mặc ở những dịp lễ hội sau này. Có thể sắm cho cô dâu tương lai những đồ trang sức sau: Xuyến, vòng, hoa tai…
Trang phục chú Rể mặc comple, cà vạt… tuỳ theo sở thích của chú rể.
5. Rước lễ vật như thế nào?
Tất cả các lễ vật phải được sắp xếp gọn gàng và thẩm mỹ. Và nhất thiết phải được bày vào quả sơn son thếp vàng (hay mâm đồng đánh bóng, phủ vải đỏ). Có như thế mới nhấn mạnh được tính biểu trưng của lễ vật. Xưa, người đội lễ phải khăn áo chỉnh tề, thắt dây lưng đỏ. Nay các cô gái đội lễ đã có áo dài đỏ thay thế nên không cần phải dùng thắt lưng đỏ nữa. Dù dùng phương tiện đi lại là: ô tô, xích lô, xe máy, hay đi bộ thì đoàn ăn hỏi cũng nên dừng lại cách nhà gái khoảng l00 m, sắp xếp đội hình, rồi mới đội lễ vào nhà gái. Đây thực sự là một hình thái văn hóa dân tộc.
III. Lễ thành hôn
1. Lễ thành hôn là gì?
Lễ thành hôn là ngày tổ chức một bữa tiệc ở nhà hàng hoặc tại gia để mời bạn bè đến chung vui. Lễ thành hôn sẽ diễn ra vào ngày lành tháng tốt mà hai bên gia đình đã ấn định từ trước. Những người tham dự thường đem tặng các đồ mừng đám cưới hoặc tiền mừng. Quà cưới thường trang trọng, được bọc giấy điều, tiền có thể được bỏ vào bì thư đỏ. Trong đám cưới, ban lễ tân (thường là người thân) đứng ra nhận quà mừng. Có những đám cưới tổ chức tiệc trà, đơn giản hơn tiệc cưới thông thường, có ý không yêu cầu người tham dự mang quà mừng.
2. Nghi thức lễ thành hôn
Phần này mỗi nơi phong tục mỗi khác nhưng cơ bản sẽ có những lễ nghi chính như sau:
2.1. Lễ rước dâu
Một số nơi gọi là lễ dẫn dâu, xin dâu. Giờ đi đón dâu thì phải tuân thủ “đi hơn về kém” tức là khi bắt đầu đi phải đi giờ hơn, lúc bắt đầu bước chân từ nhà gái về phải là giờ kém. Đoàn rước dâu của nhà trai đi thành một đoàn, có người đại diện họ nhà trai đi trước, cùng với người mang lễ vật.
Đại diện nhà trai sẽ phát biểu và trao lễ vật sau đó xin phép cho chú rể vào phòng đón cô dâu ra khỏi phòng. Trước tiên là hai người ra thắp hương tổ tiên sau đó ra ngồi ngoài hội trường lễ Vu Quy ở bàn đã được kê sẵn quay mặt xuống phía dưới. Cô dâu chú rể nhận quà mừng, lời chúc từ cha mẹ, họ hàng (nhà gái). Sau đó là cả đoàn rời nhà gái, để đưa dâu về nhà chồng.
2.2. Rước dâu về nhà chồng
Theo phong tục tập quán là “cha đưa mẹ đón” tức cha đưa con gái đến nhà trai và mẹ chồng sẽ đón con dâu. Khi đoàn đưa dâu về đến ngõ mẹ chồng dắt cô dâu vào nhà, làm lễ ra mắt trước bàn thờ tổ tiên bên nhà trai. Sau đó chú rể sẽ dắt cô dâu ra hôn trường tổ chức lễ cưới, trong lễ cưới chính tại nhà trai chú rể sẽ trao nhẫn cưới cho cô dâu để chính thức se duyên vợ chồng.
2.3. Tiệc cưới
Tiệc cưới có thể tổ chức trước hoặc sau hôn lễ hoặc từ hôm trước tùy từng nơi. Tiệc cưới là lúc thể hiện sự hoành tráng của hai gia đình đặc biệt là gia đình nhà trai – nơi sự kiện tiệc cưới diễn ra đầy đủ các đại diện hai bên tham dự và là nghi lễ chính của cuộc đời mỗi người.
Để buổi tiệc được thêm phần long trọng, gia chủ thường cho lắp đặt màn hình led. Màn hình LED đám cưới sẽ là nơi sẻ chia những khoảnh khắc tuyệt vời nhất của cô dâu chú rể. Nếu quý khách hàng có nhu cầu lắp đặt màn hình LED vui lòng liên hệ với LEDMofan theo số hotline:
2.4. Lễ lại mặt
Sau lễ cưới một vài ngày, hai vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà cha mẹ vợ mang theo lễ vật để tạ cha mẹ, tổ tiên. Cha mẹ vợ cũng làm cơm để mời chàng rể và con gái mình. Thông thường, các cô dâu mới về nhà chồng sẽ cảm thấy buồn vì phải xa nhà, xa cha mẹ nên trong phong tục cưới truyền thống có thêm ngày lại mặt. Đây chính là dịp để cô dâu gặp lại gia đình, để bớt đi nỗi nhớ nhung. Ngoài ra, lễ lại mặt còn là dịp để chú rể gần gũi, thân thiết hơn với gia đình, vì đây là thời điểm chính thức làm rể đầu tiên sau đám cưới, tân lang về chào bố mẹ vợ với cương vị là con rể sau khi hôn lễ kết thúc.
Trên đây là các thủ tục đám cưới nhà trai ở miền Bắc mà mỗi bạn trẻ nên biết để có một sự chuẩn bị chu đáo nhất cho sự kiện trọng đại. LEDMofan chúc quý khách có được những giây phút hạnh phúc đáng nhớ trong nghi lễ thành hôn.
Tìm kiếm bài viết các thủ tục đám cưới với từ khóa:
- thủ tục đám cưới nhà trai
- các thủ tục đám cưới miền bắc
- lễ dạm ngõ miền bắc
- lễ dạm ngõ miền nam
- lễ dạm ngõ nhà trai cần chuẩn bị gì
- lễ dạm ngõ nên mặc gì
- lễ dạm ngõ cần những gì
- lễ dạm ngõ miền trung
- lễ dạm ngõ ở miền bắc
- lễ thành hôn là gì
- phát biểu lễ thành hôn
- chương trình lễ thành hôn
- lễ ăn hỏi gồm những gì
- lễ ăn hỏi cần những gì
- lễ ăn hỏi trầu cau
- lễ ăn hỏi miền bắc
- lễ ăn hỏi 7 tráp gồm những gì
- giá lễ ăn hỏi 5 tráp 9 mâm
- lễ ăn hỏi gồm những gì